Viêm Gan Bàn Chân, Phương Pháp Điều Trị Viêm Gan Bàn Chân

Viêm gan bàn chân là tình trạng đau ở mặt dưới lòng bàn chân, xung quanh vùng gót và vùng hõm của bàn chân. Gan bàn chân là một dãy cân mạc ở lòng bàn chân, nhiệm vụ chính để hỗ trợ giữ vững đường cong sinh lý của lòng bàn chân.

Khi gan bàn chân bị quá tải hoặc căng dãn quá mức, có thể dẫn đế từ trạng thoái hoá các sợi collagen của gân và gây tình trạng viêm nhiễm kéo dài, dẫn đến cơn đau dai dẳn vùng gót và lòng bàn chân. Thông thường các cơn đau do tình trạng viêm gan bàn chân là các cơn đau mạn tính, với các triệu chứng tái đi tái lại trong thời gian dài, dẫn đến khó khăn trong công việc và sinh hoạt hàng ngày nếu không được điều trị kịp thời.

Triệu chứng viêm gan bàn chân

Các triệu chứng của viêm gan bàn chân có thể diễn tiến nặng dần theo thời gian, hoặc một số trường hợp cơn đau có thể đến đột ngột sau khi hoạt động thể chất cường độ cao.

Các triệu chứng có thể là:

  • Đau ở vùng lòng bàn chân, gần gót chân, cơn đau có tính chất nhói, âm ỉ, sâu trong vùng lòng bàn chân và hõm chân, có thể lan dọc theo bàn chân.
  • Khó chịu dữ dội sau khi ra khỏi giường vào sáng sớm, hoặc sau khi ngồi làm việc và bất động thời gian dài, sau đó dịu dần sau vài phút cử động.
  • Cơn đau nặng hơn sau khi hoạt động thể chất, đau nhói khi đi bộ, leo cầu thang.
  • Đau, cứng cơ khi chạm vào vùng gót bàn chân, đặc biệt là vùng gần gót chân.
  • Căng cứng vùng lòng bàn chân, sau khi ngủ hoặc nghỉ ngơi bất động thời gian dài. Có thể gây khó khăn khi đi lại.

Nếu bạn bắt đầu gặp khó khăn trong việc thực hiện các công việc, sinh hoạt hằng ngày hoặc nếu triệu chứng của bạn trở nên nghiêm trọng hơn, đây có thể là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hơn.

Nguyên nhân viêm gan bàn chân

Nguyên nhân dẫn đến viêm gan bàn chân thường do việc lặp đi lặp lại việc kéo dãn quá mức hoặc nén ép gân cơ quá mức như đứng, đi thời gian dài, dẫn đến quá tải cân mạc cơ, hoặc có thể do viêm khớp mạn tính khi tuổi đã cao.

Các yếu tố nguy cơ có thể kể đến như:

  • Bất thường đường cong sinh lý bàn chân (bàn chân bẹt hoặc bàn chân vẹo trong/ ngoài)
  • Chạy bộ đường dài hoặc leo núi cường độ cao trên mặt đường không bằng phẳng
  • Mang vác khối lượng nặng, đè nén lên lòng bàn chân
  • Căng cứng quá mức gân cơ vùng cẳng chân
  • Mang giày có hình dạng không phù hợp với bàn chân dẫn đến không hỗ trợ nâng đỡ bàn chân, hoặc lót giày quá mềm
  • Thay đổi cường độ tập luyện đột ngột khi cơ thể chưa sẵn sàng

Chẩn đoán viêm gan bàn chân

Chẩn đoán của viêm gan gót chân chủ yếu đến từ triệu chứng lâm sàng của người bệnh tại thời điểm thăm khám, bệnh sử và bệnh nền. Khám xét thể chất có thể được thực hiện như kiểm tra sự đồng đều về màu sắc, hình dạng và cảm giác giữa hai bàn chân. Đường cong sinh lý bàn chân và tầm vận động nói chung của cổ chân nhằm kiểm tra tình trạng của gân cơ và xương, nhằm loại trừ khả năng chấn thương tồi tệ hơn như nứt hoặc đứt gân xương.

Vài trường hợp có thể dùng đến các cận lâm sàng như X-Quang, MRI hoặc hình ảnh siêu âm để kiểm tra sâu hơn xương vùng cẳng chân và bàn chân, dây chằng hoặc bao khớp, tình trạng của gân hoặc các tổn thương liên quan.

Điều trị viêm gan bàn chân

Kiểm tra và đưa ra chẩn đoán chính xác tình trạng của người bệnh khi có các dấu hiệu của viêm gân gót chân, từ đó đề xuất phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời. Kế hoạch điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau, cũng như mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Tự chăm sóc:
Sử dụng phương pháp RICE, bao gồm nghỉ ngơi, chườm lạnh, băng ép và kê lót phù hợp sẽ cải thiện tình trạng viêm gan bàn chân.

Nghỉ ngơi:
Không tạo áp lực hoặc đặt trọng lượng lên bàn chân của bạn trong 1 đến 2 ngày cho đến khi có thể đi lại mà không đau. Gân thường lành nhanh hơn nếu không chịu thêm áp lực trong thời gian này.

Chườm đá:
Đặt đá vào túi, quấn túi bằng vải và đặt lên da. Giữ túi đá trên vùng bàn chân của bạn trong tối đa 20 phút, sau đó lấy túi ra để gan bàn chân chân ấm lại. Đá thường làm giảm viêm hoặc sưng nhanh hơn.

Băng ép:
Quấn băng hoặc băng keo thể thao quanh vùng lòng bàn chân của bạn để nén cố định gân cơ lại. Bạn cũng có thể buộc một bộ quần áo quanh khu vực này. Điều này giúp ngăn chặn sưng thêm. Đảm bảo không quấn hoặc buộc bất cứ thứ gì quá chặt quanh bàn chân của bạn, vì nó có thể giảm tuần hoàn máu.

Kê cao chân:
Nâng cao chân của bạn lên trên mức ngực. Vì chân của bạn cao hơn tim, máu sẽ trở lại tim và giảm sưng. Điều này dễ thực hiện nhất khi bạn nằm xuống và đặt chân lên gối hoặc bề mặt nâng cao khác.

Vật lý trị liệu:
Đưa ra các chỉnh sửa phù hợp để cải thiện chức năng của gân cơ thông qua các phương pháp cơ xương chuyên sâu. Cải thiện khả năng hồi phục và chức năng tổng thể của gân cơ sau khi điều trị. Sửa chữa các tổn thương, đau, viêm nhiễm thông qua các phương pháp hiện đại như xung điện kích thích thần kinh cơ, siêu âm cao tầng, liệu pháp nhiệt nóng hoặc lạnh, sóng xung kích, laser, từ trường chuyên sâu.

Phòng ngừa tái phát chấn thương thông qua các hướng dẫn về tư thế và vận động đúng cách, cải thiện sức mạnh, tầm vận động khớp và độ vững của khớp thông qua các bài tập chuyên biệt cho mỗi bệnh nhân.

Thuốc:
Các thuốc giảm đau kháng viêm không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen hoặc acetaminophen, có thể giúp giảm đau liên quan đến các tình trạng như:

  • Xưng nóng đau vùng khớp
  • Đau thời gian dài và dai dẳng
  • Đau dây thần kinh, gân cơ bám,...

Điều trị cortisol có thể cân nhắc thông qua uống hoặc tiêm trực tiếp vào sụn khớp. Nhưng cần chẩn đoán chính xác và cẩn trọng với các bệnh nhân có phản ứng bất thường với corticoid.

Điều trị viêm gan bàn chân cùng LCC Chiropractic

Hồng ngoại( …): nhiệt nóng- nhiệt lạnh giảm phù nề, giảm đau- mỏi cấp tốc, thư giãn các lớp cơ khớp căng cứng hiệu quả trong các bệnh liên quan đến vận động.

Băng ép, bảo vệ: Bất động nhằm tránh tổn thương thêm mặt khớp, các cấu trúc dây chằng và gân cơ Tập vận động, chịu sức: Hạn chế co rút khớp, co thắt các cơ gập duỗi và các cấu trúc khác

Tác động giãn cơ mô mềm: liệu pháp dùng kỹ thuật tay đặc biệt tác động lên các vùng cơ bị co thắt giải toả sự tắc nghẽn, phục hồi khả năng vận động.

Máy điện xung(…): Ứng dụng dòng điện tần số 20-50 Hz với khả năng phát ra khoảng 150 đến 300 lần xung điện. Thời gian điều trị 20-30 phút. Tạo cảm giác mạnh mẽ nhưng thoải mái.Giải phóng sự chèn ép, giảm đau kích thích thần kinh tăng cường lưu thông máu. Hiệu quả cao trong các bệnh lý liên quan đến co thắt cơ, chèn ép thần kinh và tổn thương thần kinh ngoại biên.

Máy siêu âm cao tần(…): Liên tục phát các xung sóng âm cao tần có tần số 1 đến 3 MHz có tính chất đâm xuyên và tạo nhiệt. Có công suất đầu ra cao, khả năng xuyên thấu tốt, tác động sâu vào các mô cơ xương khớp, giúp giảm đau, kháng viêm, tăng cường lưu thông máu, phục hồi chức năng của các cơ quan. Hiệu quả cao trong các bệnh lí viêm nhiễm cấp và mãn tính.

Máy xung kích: Có khả năng tạo ra từ 500-3000 xung trong 1 lần sử dụng. Mỗi xung có tác dụng thúc đẩy quá trình hồi phục nhanh của cơ thể thông qua tăng tuần hoàn tại chỗ, tăng dẫn bạch cầu và máu đến chỗ chấn thương và kích hoạt quá trình tái tạo của mô và sửa chữa các mô. Hiệu quả nhanh chóng đối với các cơn đau do co thắt gân cơ.

Châm kim: phương pháp có từ đời xưa được bắt nguồn từ y học cổ truyền phương đông, bác sĩ sử dụng thanh kim nhỏ- mỏng đi qua da tác động đến các điểm huyệt đạo của cơ thể nhằm kích thích cơ thể sản sinh ra hormone Endorphin tác dụng giảm đau và cơn đau được giải toả.

Nắn chỉnh: điều chỉnh khớp bị lệch về đúng vị trí ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm, giải phóng chèn ép đĩa đệm và rễ thần kinh.

Liên hệ